Vi khuẩn HP dạ dày là một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét Dạ Dày – Tá Tràng. Vi khuẩn HP dạ dày gây viêm loét dạ dày hoặc những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, viêm teo niêm mạc, thậm chí là ung thư dạ dày. Chúng ta cùng tìm hiểu vi khuẩn HP dạ dày là gì? Cách điều trị vi khuẩn HP dạ dày.
Vi khuẩn HP dạ dày là gì?
Vi khuẩn HP (tên khoa học là Helicobacter pylori hay H. pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày, và để có thể tồn tại trong môi trường của acid dạ dày, vi khuẩn HP tiết ra một loại Enzyme tên Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày…(xem thêm).
Người ta thống kê thời điểm hiện tại có khoảng 50% dân số thế giới nhiễm vi khuẩn HP dạ dày. Đây được coi là loại nhiễm khuẩn mãn tính phổ biến nhất trên người chỉ xếp sau vi khuẩn gây sâu răng. Tại Việt Nam, do sự chủ quan cá nhân, ứớc tính lên đến 70% người trưởng thành ở Việt Nam nhiễm khuẩn HP và nếu không hỗ trợ điều trị dứt khuẩn thì dẫn đến 20% sẽ bị viêm loét dạ dày và khoảng 2% trong đó có khả năng sẽ bị ung thư dạ dày.
Tỉ lệ nhiễm khuẩn dao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, vị trí địa lý cũng như chất lượng cuộc sống. Cách thức lây nhiễm thường là truyền từ người này sang người khác.
Thông thường, bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ngay từ khi còn nhỏ. Hầu hết người bị nhiễm HP dạ dày trong suốt cuộc đời, hoàn toàn không có triệu chứng hoặc mắc các bệnh tiêu hóa nghiêm trọng. Hiện nay, ở Việt Nam, người ta ước tính có khoảng 70% dân số nhiễm vi khuẩn này trước tuổi 20.
Mặc dù tỷ lệ nhiễm khuẩn HP rất cao, tuy nhiên phần lớn những người bị nhiễm (80%) đều không có triệu chứng cũng như biến chứng nên rất khó phát hiện dẫn đến sự chủ quan của người bệnh.
Sự nguy hiểm của vi khuẩn HP dạ dày?
Nếu cơ thể nhiễm vi khuẩn HP có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm teo niêm mạc dạ dày, nguy hiểm hơn là phát triển thành ung thư dạ dày.
Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc nhiễm vi khuẩn HP với ung thư dạ dày có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo thống kê, ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến thứ 2 trên thế giới hiện nay.
- Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày: Phần lớn bệnh nhân khi mới nhiễm HP không có triệu chứng, chỉ có một số ít người trong giai đoạn nhiễm cấp tính có biểu hiện lâm sàng như: đầy bụng, buồn nôn, chán ăn.
- Viêm mạn tính niêm mạc dạ dày: Sau giai đoạn viêm cấp có triệu chứng hoặc không có triệu chứng, lâu dài sẽ gây viêm mạn tính.
- Loét dạ dày tá tràng: Loét dạ dày thường gặp ở người trên 40 tuổi, vị trí ổ loét hay gặp ở phía bờ cong nhỏ, đặc biệt là vùng nối giữa thân vị và hang vị. Loét tá tràng hay gặp ở độ tuổi từ 20-50 tuổi, vị trí ổ loét thường gặp tại phần đầu tá tràng hay còn gọi là hành tá tràng. Loét dạ dày tá tràng hay gây biến chứng chảy máu, chảy máu có thể xuất hiện tái phát nhiều lần.
- Ung thư dạ dày: Nhiễm vi khuẩn HP gây ra tình trạng viêm mạn tính tại niêm mạc dạ dày. Viêm mạn tính lâu ngày làm giảm và mất các tuyến bình thường của dạ dày thay thế vào đó là tổ chức xơ hay còn gọi là viêm teo, niêm mạc bình thường được thay thế bằng biểu mô niêm mạc ruột hay còn gọi là dị sản ruột. Tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột gặp khoảng 50% số trường hợp bị nhiễm HP. Chính tình trạng viêm teo mạn tính nặng và dị sản ruột lan tỏa dẫn tới xuất hiện ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP sống được trong môi trường nào?
Vi khuẩn HP được phát hiện trong dạ dày, đây là tác nhân gây ra nhiều bệnh lý dạ dày nguy hiểm. HP là loại vi khuẩn khó tiêu diệt triệt để và rất phổ biến ở người.
- Trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày con người, vi khuẩn HP được coi là loài vi khuẩn duy nhất có khả năng tồn tại và phát triển được.
- Mặc dù có khả năng sống mãnh liệt và phát triển mạnh trong dạ dày con người, nhưng ngoài môi trường tự nhiên, sức sống của chúng khá yếu ớt và thời gian sống ngắn.
- Ngoài môi trường dạ dày, HP tồn tại trong khoang miệng, đường ruột, hốc xoang…
- Vi khuẩn HP có khả năng tồn tại và phát triển mạnh ở ngay lớp giữa chất nhầy và niêm mạc dạ dày, bên cạnh đó chúng còn tự tạo ra chất đối kháng, tránh miễn dịch cơ thể.
- Hiện nay mới chỉ phát hiện vi khuẩn HP gây ra các bệnh về dạ dày mặc dù chúng tồn tại và phát triển ở nhiều bộ phận cơ thể.
- Vi khuẩn HP còn được phát hiện ở các kênh rạch, ao hồ, thức ăn, phân, nguồn nước…
- Trong môi trường tự nhiên, vi khuẩn HP tồn tại ở dạng xoắn khuẩn và khuẩn cầu. Vi khuẩn HP chỉ tồn tại trong nước được một vài giờ nếu ở dạng xoắn, còn ở dạng cầu vi khuẩn HP có thể tồn tại trong nước lên đến 1 năm.
Cách điều trị vi khuẩn HP dạ dày.
Việc điều trị dứt điểm vi khuẩn HP dạ dày là một bài toán khó, có rất nhiều bệnh nhân điều trị kháng sinh hoặc thuốc nam rất nhiều năm nhưng thường xuyên bị tái phát. Tuy nhiên với sự phát triển của y học hiện đại, đặc biệt là Nano hoá phân tử thuốc, tăng khả năng hấp thu vào cơ thể. Chúng tôi nghiên cứu và chế tạo thành công sản phẩm viên Dạ Dày Tá Tràng kết hợp với Nano Curcumin, liệu trình 2 tháng hỗ trợ điều trị tận gốc HP dạ dày.
Gửi cho mình thêm 1 tháng sử dụng nhé, Dũng 0933423564
Cảm ơn AC đã tin tưởng, chúng tôi sẽ liên hệ và giao hàng sớm nhất